Bảng xếp hạng của The Economist dựa trên đánh giá kinh tế của 37 quốc gia thông qua 5 chỉ số kinh tế tài chính: GDP, hiệu quả thị trường chứng khoán, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và thâm hụt ngân sách.
Theo (vcci.com.vn)
Thứ Sáu, 27/12/2024 17:38:34
Số lượt xem: 1
Mặc dù có những dấu hiệu kinh tế tốt trong năm 2024, người dân lại không hài lòng vì họ đang phải đối mặt với tình hình khó khăn do giá cả tăng cao.
Nền kinh tế toàn cầu vừa mới bắt đầu vượt qua được những hậu quả của đại dịch COVID-19, một loạt thách thức mới đã xuất hiện cho năm 2025.
Trong năm 2024, các ngân hàng trung ương trên thế giới cuối cùng đã có thể bắt đầu hạ lãi suất, sau khi hạ nhiệt được lạm phát mà không gây ra suy thoái toàn cầu.
Thị trường chứng khoán đạt mức cao kỷ lục ở Mỹ và châu Âu. Forbes tuyên bố đây là "một năm bội thu của giới siêu giàu" khi có thêm 141 tỷ phú mới gia nhập danh sách những người giàu có nhất.
Tuy nhiên, mặc dù có những dấu hiệu kinh tế tốt trong năm 2024, người dân lại không hài lòng vì họ đang phải đối mặt với tình hình khó khăn do giá cả tăng cao. Họ đã thể hiện sự bất mãn của mình trong các cuộc bầu cử ở các nước.
Nhiều người có thể sẽ phải đối mặt với tình hình khó khăn hơn vào năm 2025. Nếu chính quyền của ông Donald Trump gia tăng thuế quan, gây ra một cuộc chiến thương mại, lạm phát có thể tăng trở lại, kinh tế toàn cầu có nguy cơ giảm tốc hoặc cả hai điều này sẽ cùng xảy ra. Tỷ lệ thất nghiệp, hiện đang ở mức thấp lịch sử, có thể sẽ tăng lên.
Các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông, tình trạng bế tắc chính trị ở Đức và Pháp, và những hoài nghi về kinh tế Trung Quốc càng làm cho bức tranh trở nên ảm đạm hơn. Trong khi đó, thiệt hại do biến đổi khí hậu đang ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia.
Theo nhận định của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde trong cuộc họp mới đây của ngân hàng này, sẽ có rất nhiều bất ổn vào năm 2025.
Vẫn còn quá sớm để biết liệu ông Trump có thúc đẩy việc áp thuế từ 10-20% đối với tất cả hàng nhập khẩu, và lên đến 60% đối với hàng hóa Trung Quốc đưa ra trong chiến dịch tranh cử hay không, hay đây chỉ là màn dạo đầu cho quá trình đàm phán sau đó. Nếu ông Trump thực sự gia tăng thuế quan, tác động của việc này sẽ phụ thuộc vào những lĩnh vực nào phải gánh chịu gánh nặng và ai sẽ trả đũa.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc bắt đầu một quá trình chuyển đổi sâu rộng, khi tăng trưởng của những năm gần đây đang dần mất đà.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng nước này cần chấm dứt sự phụ thuộc quá mức vào sản xuất và có biện pháp gia tăng thu nhập cho những người dân có thu nhập thấp.
Còn về châu Âu, nền kinh tế đã tụt hậu so với Mỹ kể từ sau đại dịch, vấn đề đặt ra là khu vực này có giải quyết được bất kỳ nguyên nhân gốc rễ nào hay không, từ tình trạng thiếu đầu tư đến thiếu hụt kỹ năng.
Trước hết, châu Âu cần phải giải quyết tình trạng bế tắc chính trị ở hai nền kinh tế lớn nhất Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) là Đức và Pháp.
Nhiều nền kinh tế khác đang e ngại khả năng đồng USD mạnh lên - nếu các chính sách của ông Trump khiến lạm phát gia tăng và làm chậm tốc độ cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Điều đó sẽ hút vốn đầu tư ra khỏi các nước này và làm cho khối nợ bằng USD của họ “phồng to.”
Cuối cùng, các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông đều có thể ảnh hưởng đến chi phí năng lượng, vốn là nhiên liệu cho nền kinh tế thế giới.
Hiện tại, các nhà hoạch định chính sách và thị trường tài chính đang đặt cược vào khả năng nền kinh tế toàn cầu có thể vượt qua tất cả những thách thức này, và các ngân hàng trung ương sẽ trở lại mức lãi suất bình thường.
Tuy nhiên, như Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã báo hiệu trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất: "Hãy chuẩn bị cho thời kỳ bất ổn"./.
Bảng xếp hạng của The Economist dựa trên đánh giá kinh tế của 37 quốc gia thông qua 5 chỉ số kinh tế tài chính: GDP, hiệu quả thị trường chứng khoán, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và thâm hụt ngân sách.
Theo (vcci.com.vn)